Sáp ong - Sản xuất - Quá trình - Đặc tính vật lý - Sử dụng - Hotline: (+84) 0969 070 060 |
¤ DANH MỤC SẢN PHẨM |
||||||
|
Đối tác tiêu biểu:
|
|
Nhà xưởng, Kho bãi, Biệt thự
|
TIN TỨC MỚI |
KỸ THUẬT NUÔI ONGKỹ thuật nuôi ong:Ngày nay nuôi ong lấy mật đã trở thành một nghề với những người nuôi ong chuyên nghiệp. Chúng tôi xin trình bài một số khái niệm về ong mật và kỹ thuật đơn giản để tổ chức một trại nuôi ong. LOÀI ONG MẬT THÀNH PHẦN VÀ CẤU TẠO b. Ong Đực: số lượng từ vài con đến hàng trăm con và chỉ xuất hiện khi đàn ong ở thế xung mãn. c. Ong Thợ: là thành phần chủ lực của đàn ong. Ong thợ là con cái nhưng buồng trứng không phát triển nên không đẻ được. Chúng làm việc được phân công theo ngày tuổi.
d. Ấu trùng ong: trong các ô lăng của bánh tổ ong ta thấy có trứng và các con ấu trùng màu trắng sửa và các ô lăng bị bít sáp. 2. Thùng nuôi ong và các khung cầu di động (thùng có thể chứa được 10 cầu ong) KỸ THUẬT CHĂM SÓC 2. Là thế nào để tăng cầu ong? 3. Làm thế nào để biết lúc nào tăng cầu được? 4. Làm thế nào để biết phấn và mật đủ hay thừa thiếu? KỸ THUẬT TẠO CHÚA VÀ CHIA ĐÀN * Có hai phương pháp tạo chúa nhân tạo: a. Phương pháp đàn không chúa: Chọn một đàn ong từ 6 –> 7 cầu tiêu chuẩn, bỏ bớt đi cầu trứng và trùng nhỏ, con chúa có thể nhốt lại hoặc đem đi chổ khác. Sau đó đưa vào giữa tổ 1 khung có gắn 2 thang nụ chúa có khoảng 20 –> 25 nụ chúa. b. Phương pháp đàn có chúa: Chọn đàn ong có 8 hoặc 9 cầu quân thật đông (có thể quân bu cả trên nắp). Dùng một ván ngắn đặt vào giữa 4 cầu nhộng, như vậy 2 cầu nhộng và cầu mật sẽ ở bên ngoài và ở đây không có ong chúa, bên kia ong chúa vẫn đẻ bình thường. Đưa khung tạo chúa vào giữa hai cầu nhộng và làm công việc như ở phương pháp đàn không chúa. 2. Chia đàn: Những đàn từ 7 cầu đông quân trở lên đều có thể chia đàn. KỸ THUẬT KHAI THÁC – Dùng một tấm lưới có các lỗ có đường kính 5,7mm chận trước cửa tổ, bên dưới dùng một máng để hứng phấn. Ong đi làm về mang hai hạt phấn ở hai chân sau khi chui vào lỗ của lưới thoái phấn sẽ đễ lại hai hạt phấn ở bên ngoài. Hai hạt phấn này sẽ rơi xuống màng hứng phấn. Trưa hoặc chiều người nuôi ong sẽ gom số phấn này lại. * Để bảo quản phấn hoa người ta có 3 cách: a. Phơi nắng: trải mỏng phấn hoa trên tấm bạt hay tấm tôn, phơi 3 nắng để đạt độ khô 10%. Phương pháp này phấn hoa sẽ mất đi một số thành phần và không được vệ sinh. Do đó phấn hoa thành phẩm chỉ để cho ong ăn vào mùa khan phấn hoặc mùa khai thác mật cao su. b. Sấy bằng tủ sấy: Để phấn hoa có thể trở thành thực phẩm cho người sử dụng được. Ta cần sấy phấn hoa trong tủ sấy ở 450 C đựng vào bao bì sạch và đậy kín có chống ẩm. c. Bảo quản bằng cách ủ với đường: Phấn hoa phơi một nắng cho ráo nước, sau đó cho vào những bình miệng rộng cứ 1 lớp phấn khoảng 3cm thì 1 lớp đường 2cm và trên cùng là lớp đường. Sau một thời gian đường chảy ra và hoà vào phấn. Cách bảo quản này hầu như giữ được gần hết các thành phần phấn hoa rất tốt để làm hàng hoá và cho ong ăn. 2. Khai thác sữa ong chúa: Tổ chức những đàn ong giống như đàn tạo chúa theo phương pháp đàn có chúa. 3. khai thác mật ong: Vào những mùa hoa nở rộ như: Cà phê, cao su, chôm chôm, nhãn .v.v. * Có hai phương pháp lấy mật: a. Đàn đơn: Đàn ong 10 cầu quân đông đưa vào vùng nguyên liệu từ 7 –> 10 ngày, khi thấy mật đã vít nắp (mật sau khi đưa về được ong thợ luyện và đưa lên trên, khi đã đủ độ chín thì dùng sáp ong trám lên trên để bảo quản) b. Đàn kế: Muốn đánh mật đàn kế ta phải tổ chức trước đó 40 ngày, có hai phương pháp tổ chức đàn kế. BỆNH ONG a. Thối ấu do thức ăn: do sử dụng loại đường xấu cho ong ăn hoặc nguồn phấn có chất làm thối ấu trùng. Ấu trùng sẽ bị xẹp xuống và thối nhũn. Với bệnh này ta chỉ cần đổi thức ăn hoặc bổ sung nguồn vitamin cần thiết vào xirô đường để cho ong ăn. b. Thối ấu trùng do vi khuẩn: ấu trùng 4 ngày bị xẹp xuống hoặc có lại sau đó ong tự gắp bỏ đi đó là dấu hiệu của đàn ong bị thối ấu trùng do vi khuẩn. CÁC PHƯƠNG PHÁP BỔ XUNG THỨC ĂN b. Phương pháp cho ăn trên cầu: hỗn hợp phấn nhân tạo khô |
Các tin khác:
|